MUA QUÁ NHIỀU ĐỒ CHƠI CHO TRẺ CÓ THẬT SỰ TỐT KHÔNG?
- Cập nhật : 14-09-2021 14:17:49
- Đã xem: 600
Trẻ em và đồ chơi luôn đi đôi với nhau, đồ chơi cho trẻ là một phần không thể thiếu trong quá trình hình thành kỹ năng và kiến thức của trẻ từ lúc biết đi cho đến lúc trưởng thành.
Đồ chơi cho trẻ là một cách thú vị để phát triển kỹ năng vận động, khơi dậy trí tưởng tượng của chúng, khuyến khích các kỹ năng xã hội, thực hành giải quyết vấn đề và tăng cường tính độc lập, thế nhưng quá nhiều đồ chơi lại không tốt cho trẻ.
Phụ huynh thường có xu hướng mua cho trẻ thật nhiều đồ chơi vì nghĩ rằng bé sẽ có nhiều sự lựa chọn và sẽ không thấy chán khi chơi, hay thói quen mua đồ chơi làm quà cho trẻ ở bất cứ dịp nào. Tuy nhiên việc có quá nhiều đồ chơi không thật sự tốt cho trẻ, mà ngược lại sẽ tạo cho trẻ một số thói quen xấu.
MỐI LIÊN HỆ GIỮA ÍT ĐỒ CHƠI HƠN VÀ CHƠI TỐT HƠN LÀ GÌ?
Thay vì quan tâm đến số lượng đồ chơi cho trẻ, các phụ huynh nên quan tâm hơn đến chất lượng chơi. Vậy yếu tố gì ảnh hưởng đến chất lượng chơi của trẻ?
-
Loại đồ chơi phù hợp
-
Số lượng các món đồ chơi cho trẻ có cùng tác dụng
-
Cách thức chơi có giúp ích cho trẻ hay không
Như cách ông bà ta nói “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”, đối với đồ chơi cho trẻ cũng vậy, giá trị mà đồ chơi đó mang lại cho các bé quan trọng hơn việc bé có nhiều đồ chơi hay không. Có ít đồ chơi hơn mang lại lợi ích cho việc vui chơi và phát triển của trẻ theo nhiều cách khác nhau.
Khi có nhiều đồ chơi, vô tình trẻ sẽ mắc một số thói quen xấu như cả thèm chóng chán. Bé sẽ không tập trung tìm hiểu một món đồ chơi khi có quá nhiều những đồ chơi khác ở bên cạnh. Ngoài ra bé sẽ không học được cách quý trọng đồ chơi của mình.
Ngược lại, khi không có quá nhiều đồ chơi, trẻ có thể tăng khả năng tập trung vào một mục đích, một trò chơi trong thời gian dài và sử dụng đồ chơi theo nhiều cách khác nhau. Nhờ đó kích thích sự sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ, đồng thời có nhiều lợi ích cho sự phát triển nhận thức của trẻ. Khi trẻ em được chơi tự do theo cách này, những lợi ích lâu dài bao gồm cảm giác hài lòng dẫn đến động lực để tìm kiếm những trải nghiệm chơi tiếp theo.
VẬY CHA MẸ CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CHƠI CỦA CON?
Nếu đã lỡ mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ, vậy cha mẹ có thể làm gì để phân loại đồ chơi và cải thiện chất lượng chơi cho con? Hãy tham khảo một số gợi ý sau nhé!
Loại bỏ đồ chơi cho trẻ có cùng mục đích
Về cơ bản, đồ chơi cho trẻ là những công cụ mà trẻ em sử dụng để thực hiện 'công việc' của mình, vì vậy, điều quan trọng là các bé phải được cung cấp những đồ chơi khác nhau cho các mục đích khác nhau, chứ không phải là bản sao của cùng một món đồ chơi.
Nếu con bạn thích một loại đồ chơi cụ thể, vậy hãy chắc rằng bé đã tìm hiểu hết món đồ chơi cũ rồi hẳn mua thêm nhé. Việc này còn giúp cho các bé tập trân trọng đồ chơi của mình hơn.
Loại bỏ đồ chơi cho trẻ đã bị hỏng, cũ, không còn phù hợp với bé
Khi đồ chơi đã không còn thực hiện được chức năng của mình nữa thì bạn đừng ngần ngại bỏ bớt nhé, không những giúp bé tập trung vào các đồ chơi hiện có mà còn giúp nhà bạn gọn gàng hơn nhiều nữa.
Chọn đồ chơi thụ động
Đồ chơi chủ động là những đồ chơi ‘làm tất cả các công việc’ cho bé như đồ chơi tự hát,… mặc dù trẻ em có thể bị thu hút bởi những thứ này, nhưng về lâu dài, các đồ chơi cho trẻ dạng này không tạo được nhiều hứng thú cho bé và không có nhiều tác dụng giúp bé phát triển các kỹ năng.
Trong khi đó, đồ chơi thụ động như đồ chơi lắp ráp, giấy và bút màu,… thúc đẩy đứa trẻ trở thành người chủ động và tự làm chủ trong cuộc chơi. Điều này đôi khi đòi hỏi trẻ phải nỗ lực nhiều hơn, nhưng kết quả là sự hài lòng của bé hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé.
Chọn các đồ chơi cho trẻ đơn giản, có nhiều cách chơi phù hợp với độ tuổi của bé
Tuỳ vào độ tuổi mà phân loại đồ chơi cho trẻ cũng có sự khác biệt. Đối với các bé nhỏ vừa tập đi tập nói, nên ưu tiên đồ chơi đơn giản như các bộ xếp hình gỗ,… với các bé càng lớn, đồ chơi cho trẻ có thể phức tạp hơn, tuy nhiên cũng phải thích hợp với kiến thức, nhu cầu kỹ năng và sở thích của bé. Đồ chơi cho trẻ cũng nên là loại có nhiều cách chơi, điều này kích thích sự sáng tạo tìm tòi ở trẻ.
Ngoài các tip lựa chọn đồ chơi cho trẻ như trên, phụ huynh cũng có thể tìm hiểu nhiều hơn về các nhóm đồ chơi giáo dục cho trẻ như đồ chơi lắp ráp, đồ chơi STEM, đồ chơi vận động,… Bên cạnh đó cũng cần chú ý các hướng dẫn chọn đồ chơi cho trẻ theo tuổi hay sở thích của trẻ, để đảm bảo rằng bé được chơi những món đồ chơi phù hợp và chất lượng nhất.
Với nhiều phụ huynh, mua cho con nhiều đồ chơi là cách họ thể hiện tình yêu dành cho con. Tuy nhiên việc này vô tình gây ra những ảnh hưởng không tốt cho trẻ. Hi vọng với những tip lựa chọn đồ chơi cho trẻ em như trên, các phụ huynh có thể thể hiện tình cảm dành cho con một cách có đầu tư và lựa chọn hơn nhé!